3 nguyên tắc dịch thuật từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh

Dịch thuật là một kỹ năng khó trong việc học ngoại ngữ nói chung và Anh ngữ nói riêng. Trong nhiều trường hợp, ta thấy rằng dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì dễ dàng hơn vì có sự trợ giúp của từ điển. Nhưng lý do quan trọng hơn của ưu thế này chính là sự hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ mẹ đẻ và bản sắc văn hóa dân tộc mình. Bài vết nêu rõ 3 nguyên tắc dịch thuật từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh là một trong những kiến thức dịch thuật mà người dịch cần chú ý.

Ngôn ngữ truyển đạt ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc của con người. Do đó, khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh thì ta phải đứng ở góc độ người Anh để dịch. Làm sao để chuyển ngữ được chính xác, trung thành với bản gốc mà vẫn giữ được ý của người viết khi dịch. Nghĩa là đạt được cả 3 yêu cầu: chân – thiện – mỹ

1. Các mẫu câu cơ bản

Khi dịch một câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh, ta thường đối chiếu một từ ngữ giữa hai ngôn từ. Sau khi biết được từ loại của từ tiếng Anh, ta mới lựa chọn mẫu câu cần sử dụng và chọn một thì thích hợp cho động từ.
Trong tiếng Anh, mỗi câu thường bao gồm 2 phần: chủ ngữ (the subject) và vị ngữ (the predicate).

Chủ ngữ gọi tên một người, một đồ vật hoặc sự kiện. Vị ngữ luôn nói lên một điều gì đó về chủ ngữ.

Chủ ngữ luôn là một danh từ, đại từ, một cụm từ được dùng như danh từ hoặc một mệnh đề dùng như danh từ. VỊ ngữ trong câu luôn bắt đầu bằng một động từ. Phần còn lại của câu (phần nằm trong vị ngư, theo sau động từ) được gọi là bổ ngữ (the complement),

Tất cả các câu cơ bản gồm có danh từ, theo sau là động từ và bổ ngữ. Tuy nhiên, bổ ngữ gồm nhiều từ loại khác nhau. Do đó ta xếp câu cơ bản tuỳ theo từ loại của bổ ngữ. Có 7 mẫu câu cơ bản sau:

Mẩu 1: Noun + Verb + (Adverbial)
Ví dụ: Everybody (n) laughed (v)
The dogs (n) are barking (v) at the boys (adv)
He (n) arrived (v) late (adv).

Nhận xét: Mẫu này chỉ cần 1 danh từ làm chủ ngữ và một động từ. Động từ có thể được bổ nghĩa bởi một trạng từ, trạng từ có thể là một từ đơn hay cụm từ.
Động từ ở mẫu số 1 này được gọi là nội động từ ( the intransitive verb), nghĩa là động từ không cần một tân ngữ đi kèm.

Mẩu 2: Noun + Verb + Adverbial
Ví dụ: John (n) is (v) at the party (adv).
Mary (n) was (v) out (adv).
My parents (n) are (v) in Hatay (adv).

Nhận xét: Động từ ở mẫu này luôn là một dạng của động từ BE, và complement nằm sau động từ BE là trạng từ chỉ thời gian hoặc nơi chốn.

Ví dụ: The clerk (n) was (v) rude (adj).
The coffee (n) tastes (v) good (adj).
The sky (n) became (v) cloudy (adj).

Nhận xét: Động từ trong mẫu sô” 3 chỉ trạng thái. Có rất nhiều nội động từ nhưng chỉ có hơn chục nội động từ chỉ trạng thái, chẳng hạn: be, seem, appear, sound, remain, smell, taste…

Mẩu 4: Noun + Verb + Noun
Ví dụ: He (n) is (v) a teacher (n)
The books (n) have become (v) the best sellers (n) Toan (n) remained (v) a secretary (n)

Nhận xét: 3 động từ: be, become, remain là những động từ duy nhất được dùng ở mẫu số 4. Những động từ này còn được gọi là state verbs hay linking verbs.

Mấu 5: Noun + Verb + Noun
Ví dụ: Peter (n) asked (v) several questions (n)
Her friend (n) visited (v) Hongkong (n)
Carelessness (n) causes (v) the accidents(n)

Nhận xét; Mâu 4 và 5 có cùng cách cấu tạo nhưng vì có chứa 2 loại động từ khác nhau nên ta tách ra làm 2. Động từ trong mẫu sô’ 4 tạo nên những câu trong đó danh từ ở vị trí chủ ngữ và danh từ ở vị trí complement cùng ốm chỉ một người hoặc vật, sự việc. Còn ở mẫu số 5, động từ tạo nên những câu trong đó 2 danh từ ở vị trí chủ ngữ và bổ ngữ ám chỉ 2 người, 2 vật khác nhau. Các động từ này được gọi là ngoại động từ (transitive

Mẩu 6: Noun + Verb + Noun + Noun
Ví dụ: We (n) told (v) our mother (n) the news (n)
My uncle (n) sent (v) me (n) a telegram (n)
The sun (n) give (v) US (n) the light (n).

Nhận xét: Động Lừ dùng trong mẫu câu này là transitive verb. Sau động từ là 2 danh từ đi liền nhau. Danh từ đi liển sau động tù được gọi là tân ngữ gián tiếp và danh từ kế tiếp được gọi là tàn ngữ trực tiếp. Hai danh từ ở mẫu 6 ám chỉ 2 người hoặc vật khác nhau.

Mẫu 7A: Noun + Verb + Noun + Noun
Ví dụ: They name the ship “Titanic”
His mother considers him a genius Her classmates elected Maria president.

Nhận xét: Động từ đùng trong mẫu này là transitive verb. Sau động từ cũng có 2 danh từ đi liền nhau. Danh từ đứng hổn sau động từ được gọi là tân ngữ trực tiếp; danh từ tiếp theo có tác dụng giải thích cho tân ngữ nên được gọi là object complement-bổ nghĩa tán ngữ. Hai danh từ ở mẫu này ám chỉ cùng một người hoặc một vật hay một sự việc.
Với một số động từ ở mẫu câu 7A, một tính từ có thể thav thô danh từ thứ hai, và tính từ này cũng được gọi là object complement như ở mẫu 7B dưới đây:

Ví dụ: His mother considers him quite handsome.
The meat made our dog very happy.
The news made her disappointed.
They found the machine useless.

2. Yếu tố mô tả – Modifier

Ta dịch modifier là yêu tô” mô tả. Trong tiếng Anh, modifier có thể là một từ ngữ đơn độc, một cụm từ hoặc một mệnh để có chức năng mô tả hoặc bổ nghĩa cho một từ ngữ khác trong câu nói nhằm làm cho ý nghĩa của câu trỏ nên rõ ràng hơn, đầy đủ hơn.

Nói đến yếu tố mô tả thì rất nhiều, ở đây ta xét tới một số” modifier của danh từ chủ yếu và thường được sử dụng. Các từ loại sau đây có thể là yếu tô” mô tả của một danh từ:

  1. Mạo từ (the article): a, an, the
    Ex: a factory, an employer
  2. Tính từ chỉ thị (the demonstrative adjective): This, that,
    these, those.
    Ex: This center, that car.
  3. Tính từ sở hữu (the possessive adjective): my, your, his,
    her, our, their, its
    Ex: his job, the man’s office
  4. Tính từ bất định (the indefinitive adjective): some, many, several, much…
    Ex: some books, many products
  5. Tính từ chỉ số đếm (The numberaỉ adjective): one, nine, second, third…
    Ex: the second time, two factories
  6. Tính từ (the adjective): young, small, difficult…
    Ex: a young man, some big companies
  7. Danh từ (the noun): tea, history, return, college…
    Ex: a tea cup, a history book,
  8. Phần từ (the participle): running, coming, spoken…
    Ex: the following sentences; a swimming pool, an invited
    guest, a stolen car
  9. Động từ nguyên mẫu (the infinitive): to finish, to do, to come…
    Ex: a report to finish, the right to vote
  10. Trạng từ (the adverb): down, above, then, here, after…
    + Trường họp trạng từ đứng sau danh từ:
    Ex: the boy upstair, the sky above
    + Trường hợp trạng từ đứng trưác danh từ:
    Ex: the down train, the up train, a black and white TV
    Ngoài ra, trong tiếng Anh, yếu tô” mô tả còn có thể là một P’ group (prepositional phrase); một V-ing group (present participle) hay một V-ed group (past participle phrase); hay to- group (infinitive phrase), Tuỳ thuộc vào từng câu tiếng Việt khi dịch sang tiếng Anh mà ta áp dụng cho phù hợp

3. Quy tắc tương cận, song hành

a. Qui tắc tương cận

Trong tiếng Anh, từ Proximity có nghĩa là gần. The rule of proximity được dịch là qui tắc tương cận. Qui tắc tương cận qui định rằng, khi một yếu tô’ mô tả bổ nghĩa cho một từ mào, thì nó phải được đặt gần từ đó.

Ví dụ: The morning paper; garden flowers; the coming year; ạ used car…

Hãy xét ví dụ dưới đây. Khi ta thay đổi vị trí của từ only, ý nghĩa của câu hoàn toàn thay đổi:

Only Gary hit his classmate on the nose.
Chỉ có Gary đánh bạn cậu ta vào mũi.
Gary only hit his classmate on the nose.
Gary chì đánh bạn cậu ta vào mủi thôi.
Gary hit only his classmate on the nose.
Gary chỉ đánh mình bạn cậu ta vào mũi.
Gary hit his only classmate on the nose.
Gary đánh người bạn duy nhất của cậu ta vào mủi.
Gary hit his classmate only on the nose.
Gary đánh bạn cậu ta chỉ vào mủi thôi
Gary hit his classmate on his only nose.
Gary đánh vào cái mũi duy nhất của bạn mình.

b. Qui tắc song hành

Từ Parallelism trong tiếng Anh có nghĩa là sự tương đồng, song song hoặc đi đôi. Ta dịch Rule of Parallelism là qui tắc song hành,

Liên từ AND nôì các yếu tố giống nhau trong câu nói. Nó nổi 2 danh từ, 2 cụm từ hoặc 2 mệnh đễ lại với nhau. Các yếu tố như vậy được gọi là tương đồng.

Qui tắc song hành qui định: các yếu tố trong câu nói có cùng chức năng ngữ pháp như nhau phải được trình bày bằng những hình thức cấu tạo giống nhau. Hình thức cấu tạo giông nhau đó có thể là một từ đơn hay một cụm từ.
Các từ sau thường được sử dụng trong qui tắc song hành:

11 Các liên từ (and, but, or)

Ex: He enjoys reading plays and poetry.
She sings and dances beautifully.

12 Các liên từ cặp đôi (either…or; neither…nor; both…and; not only…but also; whether…or)

Ex: He came both in the morning and in the afternoon.
He not only sings songs but also composes music.

13 And who, and which: Một sô”người thường mắc lỗi liên quan tới đại từ who, which, that. Nên nhớ rằng, liên từ AND không bao giờ được sử dụng trước những từ này trừ khi who, which, that đã xuất hiện trước đó trong câu.

Ex: Sai: He is an engineer and who works for a big company
Đúng: He is an engineer who works for a big company
Sai: There is a sign at the crossroads and which will
derect you to our farm.
Đúng; There is a sign at the crossroads which will derect you to our farm.

Dịch thuật từ Tiếng Việt Sang Tiếng Anh – Dịch vụ của chúng tôi

Trên đây là những nguyên tắc về Dịch từ Tiếng Việt Sang Tiếng Anh

Xem thêm phần Kỹ năng dịch thuật cần có để nâng cao kỹ năng dịch thuật

nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ báo giá tại đây hoặc tham khảo dịch vụ Dịch thuật Tiếng Anh của chúng tôi

Dich thuat tu tieng viet sang tieng anh
Dịch thuật Bkmos chuyên cung cấp dịch thuật từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh nhanh và chính xác nhất